Hiện nay, máy phát điện được sử dụng rất nhiều trong đời sống từ hộ gia đình cho đến công ty, xí nghiệp,…. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết máy phát điện là gì. Bởi vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin cần biết về sản phẩm để giúp bạn nắm bắt chi tiết nhất.
Tìm hiểu khái niệm máy phát điện là gì?
Máy phát điện là gì? Đây là thiết bị có khả năng biến đổi cơ năng thành điện năng để phục vụ nhu cầu sử dụng cho con người. Các động cơ này đến từ tuabin nước, gió và động cơ đốt để tạo nên nguồn điện từ máy phát điện.
Hầu hết các dòng máy phát điện thường sử dụng cơ đốt trong, chủ yếu từ xăng, dầu hoặc khí đốt. Đúng như tên gọi của nó, máy phát điện có vai trò quan trọng trong việc phát điện. Bên cạnh đó, dòng máy này còn có chức năng chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp.
Trên thị trường hiện nay có hai loại máy phát điện chính bao gồm: Máy phát điện xoay chiều và một chiều. Hay còn được gọi máy phát điện chạy bằng xăng, dầu và máy phát điện chạy bằng khí đốt.
Cấu tạo chi tiết của máy phát điện
Sau khi nắm bắt được khái niệm máy phát điện là gì bạn cần tìm hiểu về cấu tạo sản phẩm. Cấu tạo chính của máy phát điện là các động cơ và bộ phận đi kèm. Cụ thể cấu tạo như sau:
Động cơ
Chắc chắn để phát ra nguồn điện không thể thiếu động cơ. Đây được xem là nguồn năng lượng cơ học đầu vào có công suất và kích thước tương đương với công suất máy phát điện. Để động cơ hoạt động ổn định bắt buộc phải cung cấp đầy đủ các nhiên liệu gồm: Xăng, dầu và khí đốt. Bên cạnh đó cũng có một số dòng máy dùng dầu và khí đốt để tạo ra nguồn điện.
Đầu phát điện
Đầu phát là tên gọi chung của bộ phận động và tĩnh hay còn gọi roto, stato. Trong đó, stato là các dây dẫn quấn lại trên cùng một lõi sát. Đối với roto là bộ phận nam châm giúp tạo ra từ trường. Đầu phát giúp tạo ra nguồn điện để cung cấp điện năng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người.
>>> tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu của máy phát điện có bình nhiên liệu giúp dẫn nhiên liệu vào động cơ nhờ ống nối. Bơm nhiên liệu giúp bơm lên bình để tạo dòng điện. Kim phun có nhiệm vụ phun chất lỏng ở dạng phun sương và bình lọc để tách nước và các vật lạ trong nhiên liệu lỏng.
Mỗi bình có thể chứa các nguyên liệu chạy của động cơ lên đến 8 tiếng. Tùy vào mỗi loại máy bạn sẽ thấy hệ thống nhiên liệu này được gắn trực tiếp trên máy hay phần ngoài của máy phát điện.
Ổn áp AVR
Ổn áp có vai trò quy định mức điện áp đầu ra để đảm bảo nguồn điện cung cấp nằm trong giới hạn cho phép. Không chỉ vậy, ổn áp AVR còn giúp giới hạn tỷ số điện áp, thậm chí có thể bù trừ điện áp trong trường hợp đường dây bị tăng, giảm đột ngột.
Bộ phận làm mát và bôi trơn
Để nguồn điện cung cấp ổn định và an toàn không thể thiếu hệ thống làm mát và bôi trơn của máy phát điện. Hệ thống làm mát hoạt động dựa vào quạt gió và nước. Thế nhưng, hệ thống bôi trơn lại được thiết lập ngay trong máy phát điện. Sau khi máy phát điện hoạt động được 8 giờ đồng hồ, hệ thống sẽ tự động kiểm tra và bôi trơn dầu nếu cần để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
>>> xem thêm các loại máy phát điện phổ biến trên thị trường
Hệ thống xả thải
Máy phát điện có hệ thống xả thải làm bằng thép hoặc gang. Ống xả được gắn với động cơ và xả thải ra ngoài mà không thông qua bất kỳ bộ phận nào.
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Để sử dụng hiệu quả và tối đa công năng bạn cần biết nguyên lý hoạt động của máy phát điện là gì? Đa số các dòng máy phát điện đều hoạt động dựa vào cảm ứng điện từ. Nguồn điện sẽ di chuyển và bị cảm ứng bởi dòng biến thiên trong từ trường.
Hay nói cách khác dễ hiểu hơn, nguồn nhiên liệu được cung cấp vào động cơ. Từ đó, động cơ có nhiệm vụ xử lý để tạo thành các cơ năng và phát ra điện. Nguồn điện này tiếp tục cung cấp cho đầu phát để dẫn đến các hệ thống và thiết bị sử dụng.
Công suất máy phát điện
Công suất của máy phát điện cũng được tính theo đơn vị kVA hoặc theo đơn vị thông thường là KW. Đối với máy phát điện được chia thành 2 loại công suất khác nhau gồm công suất định mức và khả dụng. Mỗi loại đều có công dụng như sau:
- Công suất định mức: Nhờ công suất này nên máy phát điện có khả năng hoạt động liên tục mà không ảnh hưởng đến động cơ hay quá trình phát điện.
- Công suất khả dụng: Đây là công suất tối đa máy có thể đạt được khi hoạt động liên tục. Tuy nhiên, trên thực tế vận hành thì công suất này lại kém hơn so với định mức.
Nếu Quý khách có nhu thuê máy phát điện hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá miễn phí.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu máy phát điện là gì cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy. Với những thông tin đó hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về sản phẩm để sử dụng hiệu quả nhất.
Nguồn Cho thuê máy phát điện 24h